Băng tải cánh bướm được tạo ra để giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn cũng như tiết kiệm được phần lớn chi phí vận hành. Nếu bạn đang quan tâm đến hệ thống này cũng như có nhu cầu lắp đặt thiết bị, hãy theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của HD Nhật Anh nhé.
Giới thiệu về băng tải cánh bướm là gì?
Băng tải cánh bướm là một dạng băng tải có khả năng nâng hạ, thiết kế với hai cánh băng tải giống với đôi cánh của con bướm. Hệ thống này giúp nâng lên hoặc hạ xuống từ mặt đất đến vị trí cố định đã được thiết lập.
Đây là dòng băng tải di động, có thể dễ dàng tháo lắp và sử dụng phổ biến trong khu vực bốc xếp hàng hóa trong kho, khu vực chuyển hàng lên xuống. Thường xuất hiện trong ngành hàng không, logistics, hoặc vận chuyển nhưng hàng hóa có kích thước lớn, tải trọng cao.
Với nhiều ưu điểm nổi bật, băng tải cánh bướm được nhiều doanh nghiệp đầu tư và lắp đặt để nâng cao hiệu suất vận chuyển hàng hóa. Thêm vào đó việc bảo hành, bảo dưỡng hệ thống cũng không khó khăn do đó tiết kiệm được phần lớn thời gian, chi phí cũng như nguồn nhân lực.

Cấu tạo chính của băng tải cánh bướm
Băng tải cánh bướm có cấu tạo gồm nhiều bộ phận khác nhau, hỗ trợ quá trình hoạt động ổn định. Chất liệu chính của các phụ kiện đều phải đảm bảo độ bền bỉ và chắc chắn, đặc biệt là tính năng chống ăn mòn, chịu nhiệt, chịu va đập.
Khung trụ băng tải: khung trụ có vai trò chính trong việc chịu tải cho cả hệ thống, giúp cố định các bộ phận khác để vận chuyển hàng hóa. Chất liệu chính là thép chữ V, I cứng cáp, chịu lực và hạn chế mài mòn.
Cán băng: bao gồm hai cán được làm từ xà gỗ hoặc thép uốn hình chữ U hoặc I, có độ cứng nhất định, hỗ trợ cho quá trình hoạt động nhanh chóng, ổn định và bền bỉ sau thời gian dài.
Phần tay đỡ: tay đỡ có vai trò chính trong việc nâng hạ 2 cánh băng, với vật liệu chính là thép chữ O, U, hình hộp. Cố định và hỗ trợ vận hành êm ái, ít gây ra tiếng ồn trong quá trình sản xuất.
Trụ cáp treo: trụ cáp treo được lắp đặt để hỗ trợ lấy hàng ở những nơi cao hơn hoặc vận chuyển sản phẩm từ 2 thùng xe. Qua đó tăng năng suất và hiệu quả làm việc một cách nhanh chóng nhất.
Dây tải cao su: có nhiệm vụ chính trong việc nâng đỡ và tải hàng, để giảm ma sát và giữ cho sản phẩm được chắc chắn hơn, dây tải thường được làm từ cao su gân V hoặc gân T/gân ngang thay cho gân tải cao su trơn.
Bánh xe băng tải: bánh xe là bộ phận giúp băng tải có sự cơ động, linh hoạt hơn, di chuyển dễ dàng trên mọi điều kiện địa hình cũng như môi trường làm việc khác nhau. Đảm bảo tính di động cho hệ thống băng tải.

Nguyên lý hoạt động của băng tải cánh bướm như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của băng tải cánh bướm khá đơn giản với vai trò chính là di chuyển hàng hòa lên xuống tại các vị trí cao thấp khác nhau. Phần gấp đôi ở giữa giúp nâng hạ 2 đều tiện lợi, phù hợp với sự thay đổi độ cao và độ dốc liên tục ở các môi trường làm việc khác nhau.
Trong đó bánh xe sẽ di chuyển băng tải đến nơi bốc dỡ hàng, đặt hệ thống ở vị trí cần lấy hàng và nhấn nút khởi động băng tải. Sau đó vận hành kéo rujv chủ động xoay theo vòng tròn, khi đó sẽ tạo ra nguồn lực để tác động đến phần dây đai cao su ở hai đầu, tạo thành chuyển động khép kín. Từ đó giúp cho băng tải hoạt động và đưa sản phẩm đến đúng vị trí được xác định.

Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống băng tải cánh bướm
Trên thực tế bất cứ hệ thống băng tải nào trên thị trường đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với một ngành nghề cụ thể, trong đó có băng tải cánh bướm. Một số đặc điểm bạn nên nắm rõ về hệ thống băng tải này như:
Về mặt ưu điểm
Băng tải cánh bướm sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, trong đó quan trọng nhất là:
- Là hệ thống băng tải di động, có khả năng hoạt động cả hai chiều di chuyển, vừa có thể vận hành độc lập vừa kết hợp được với những thiết bị khác.
- Cấu tạo đơn giản, phụ kiện dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ do đó mang lại tính linh hoạt cao, cơ động và ứng dụng được trong nhiều môi trường, điều kiện địa hình.
- Điều chỉnh tốc độ di chuyển nhanh chóng, đảm bảo vận hành an toàn, ổn định và bền bỉ, hạn chế ảnh hưởng tới sản phẩm.
- Dây băng tải cao su có gần giúp giảm ma sát, trơn trượt, chống xô lệch, trượt dây băng, tăng độ bám dính khi vận chuyển vật liệu lên trên cao.
- Nâng hạ được các sản phẩm với cấu trúc, hình dạng và chiều cao linh hoạt, trọng lượng dưới 50kg.
- Góc nâng dao động từ 0 – 45 độ, tích hợp thêm biến tần giúp điều chỉnh tốc độ, đèn báo, công tắc dừng khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người lao động nếu có vấn đề phát sinh.
- Hoạt động liên tục, bền bỉ, không gây ra tiếng ồn lớn, dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng và tiết kiệm chi phí vận hành một cách tối ưu.

Về nhược điểm của băng tải
Ngoài những ưu điểm nổi bật, băng tải cánh bướm vẫn còn một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như:
- Việc nâng lên hạ xuống thường xuyên, trong thời gian dài và liên tục có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự an toàn khi vận hành.
- Thiết kế băng tải dạng cánh bướm nên khá cồng kềnh, doanh nghiệp cần có không gian rộng để có thể lắp đặt và hoạt động lâu dài.
- Giá thành lắp đặt và chi phí bảo trì, bảo dưỡng của hệ thống băng tải cánh bướm cao hơn so với một số loại băng tải thông thường.
Ứng dụng quan trọng của băng tải cánh bướm
Nhờ những tính năng và ưu điểm của mình, hệ thống băng tải cánh bướm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là vận tải và hàng không.
- Hỗ trợ vận chuyển sản phẩm trong quá trình bốc dỡ, di chuyển hành lý tại cảng, sân bay hoặc những nhà ga.
- Sử dụng để vận chuyển những hàng hóa, sản phẩm có dạng bột, hạt hoặc các vật liệu đóng gói trong công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, luyện kim,…
- Ứng dụng vào những ngành công nghiệp nặng, công việc nguy hiểm hoặc độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến băng tải cánh bướm và những ưu điểm nổi bật của thiết bị này. Nếu có thêm bất cứ tin tức nào cần tư vấn hoặc giải đáp, hãy liên hệ ngay với HD Nhật Anh hoặc theo dõi chúng tôi trên trang website để cập nhật chi tiết từ hôm nay nhé.