Hệ thống băng tải cao su là một trong những thiết bị được đánh giá cao và sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm này cũng như cách thức vận hành và phân loại của chúng, bạn đừng bỏ qua bài viết chi tiết dưới đây của HD Nhật Anh nhé!
Tìm hiểu chung về băng tải cao su là gì?
Nhu cầu của các ngành công nghiệp tăng cao kéo theo đó là sự phát triển của các thiết bị tự động hóa hỗ trợ hoạt động sản xuất. Trong đó không thể không nhắc tới những hệ thống băng tải. Bên cạnh các thiết bị băng tải xích, băng tải nhựa hay băng tải trên cao thì hệ thống băng tải cao su cũng được nhiều người quan tâm và sử dụng.
Thiết bị này được cấu tạo từ lớp cao su này với đặc tính bền bỉ, kết cấu chính là chất liệu polyamide, sợi polyester tổng hợp và sợi poliamit bền. Những vật liệu tạo nên băng tải cao su đều có chung một đặc điểm là có độ bền, chống thấm nước tốt, chịu nhiệt cao.
Hệ thống băng tải này có thể vận chuyển được hàng hóa với số lượng lớn, tải trọng cao dù ở khoảng cách xa với tốc độ ổn định. Đây cũng là lý do băng tải cao su được nhiều doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt là những ngành công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản hoặc công nghiệp thực phẩm.
Bộ phận cấu tạo của băng tải cao su
Băng tải cao su được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau trong đó quan trọng nhất là hệ thống khung, dây băng, động cơ, tủ điều khiển,…
Hệ thống khung:
Đóng vai trò chính trong việc nâng đỡ và giúp cho băng tải hoạt động ổn định thời gian dài. Yêu cầu bộ khung phải cứng cáp, chắc chắn do đó chất liệu cấu tạo nên bộ phận này thường là inox, thép, nhôm định hình.
Dây băng tải:
Dây băng tải bao gồm nhiều loại khác nhau từ cao su bố vải, cao su gân V, cao su bố Ninon,… Đặc điểm chính là chịu nhiệt tốt, bền bỉ, không thấm nước và chống chọi được với môi trường làm việc khắc nghiệt.
Động cơ:
Động cơ của hệ thống băng tải cao su là động cơ giảm tốc với công suất từ 0.4 KW – 3.2KW. Bộ phận này đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy thiết bị vận hành ổn định và trơn tru.
Tủ điều khiển:
Được lắp đặt với nhiều phụ kiện quan trọng như biến tần, sensor, PLC, thiết bị đóng ngắt,… Có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống băng tải trong hệ thống.
Bên cạnh đó, thiết bị này còn được cấu tạo từ những bộ phận khác như rulo kéo, truyền động bằng nhông xích hoặc đai. Phụ kiện đi kèm khác phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, vị trí lắp đặt và ứng dụng của thiết bị vào từng ngành nghề khác nhau.
Top 6+ những hệ thống băng tải cao su phổ biến nhất hiện nay
Tương tự như những thiết bị băng tải khác trên thị trường, băng tải cao su cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng, trong đó có:
Băng tải cao su tai bèo:
Đây là dòng băng tải có thiết kế tai bèo chắn 2 bên dây đai giúp bảo vệ sản phẩm an toàn hơn. Hệ thống này có độ bền cao, chịu tải tốt, dễ dàng di chuyển vật liệu lên cao mà không bị rơi. Băng tải cao su tai bèo được sử dụng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Trong đó phổ biến nhất là vận chuyển vật liệu dạng hạt rời, bột và các sản phẩm dễ vỡ ở những nơi có độ dốc cao.
Băng tải cao su mini:
Là sản phẩm có công dụng giống với băng tải cao su thông thường tuy nhiên lại có kích thước nhỏ hơn khá nhiều. Chúng được lắp đặt cho những khu vực có diện tích nhỏ, vận chuyển sản phẩm trọng lượng thấp với quãng đường ngắn. Mặc dù không lớn nhưng thiết bị này rất chắc chắn, chịu lực, dây cao su bền bỉ với chiều rộng tối đa là 500mm. Ứng dụng của băng tải cao su mini là dùng cho các ngành sản xuất, gia công, dùng để vận chuyển hàng hóa vào kho, xưởng, xe tải của những doanh nghiệp nhỏ.
Băng tải cao su gân V:
Là thiết bị có dây băng tải được thiết kế dạng gân V giúp tăng cường khả năng ma sát, hỗ trợ vận chuyển sản phẩm ổn định, không bị đổ vỡ. Ưu điểm của hệ thống này là có công suất lớn, di chuyển các vật liệu cồng kềnh, chịu lực và tải trọng cao, chống va đập hiệu quả. Băng tải cao su gân V được ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, vận chuyển hàng hóa lên cao hoặc lên xe container,…
Băng tải cao su lõi thép:
Băng tải cao su lõi thép được thiết kế đặc thù với kết cấu cáp theo chắc chắn, chịu lực tốt, tải trọng cao. Sợi thép phủ lớp cao su trên bề mặt, chống mài mòn tốt, bền vững khi sử dụng, chống va đập và nâng cao tuổi thọ của hệ thống. Thiết bị này được sử dụng cho những ngành công nghiệp đặc thù, có tính chất khắc nghiệt, quãng đường vận chuyển xa, trong đó phổ biến nhất là công nghiệp năng, nhiệt điện, luyện gang thép hay khai thác khoáng sản.
Băng tải cao su lòng máng:
Thiết bị có thiết kế máng thông minh, hỗ trợ vận chuyển các hàng hóa rời với kích thước nhỏ mà không bị rơi ra ngoài. Khung băng tải khá chắc chắn, làm bằng thép. Trong đó dây băng tải có dạng trơn hoặc có thể dán gân, hoạt động rất bền bỉ. Ứng dụng của hệ thống này là vận chuyển vật liệu nhỏ như cát, sỏi, than, sử dụng trong công nghiệp xây dựng, sản xuất nông nghiệp ở địa hình phức tạp.
Băng tải cao su vải bố:
Dây băng tải của hệ thống này được làm từ sợi bông/vải ni lông/sợi dệt nguyên chất, do đó có độ bền cao và không gây tình trạng biến dạng khi sử dụng. Thiết bị chống mài mòn, chịu nhiệt tốt, không bị giãn khi sử dụng, chịu lực mạnh. Thích hợp sử dụng khi vận chuyển vật liệu cục, bột, các sản phẩm như xi măng, gạo, bột mì hoặc một số ngành công nghiệp khai thác khác. Chi phí lắp đặt của băng tải cao su bố vải khá thấp, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
Cách lựa chọn băng tải cao su phù hợp với hoạt động sản xuất
Băng tải cao su được phân loại thành nhiều hệ thống khác nhau, do đó việc lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng là vô cùng quan trọng. Trong đó tùy thuộc vào mục đích sản xuất, bạn có thể tham khảo một vài lưu ý khi chọn lắp đặt băng tải dưới đây:
Xác định khả năng chịu tải của sản phẩm:
Dựa trên kích thước và trọng lượng của sản phẩm/hàng hóa/vật liệu mà bạn cần vận chuyển để xác định khả năng chịu tải của thiết bị có phù hợp hay không. Từ đó lựa chọn dòng băng tải đáp ứng đủ điều kiện để vận hành êm ái, ổn định hơn.
Xác định chiều dài và chiều rộng: Xác định các yếu tố liên quan đến chiều dài và chiều rộng của băng tải trước khi quyết định lựa chọn để đảm bảo vừa vặn với môi trường làm việc.
Tốc độ, độ dày và cứng:
Cần xem xét tốc độ di chuyển của băng tải để lựa chọn thiết bị thích hợp nhất với vật liệu cần di chuyển. Bên cạnh đó yếu tố độ dày và cứng cũng cần quan tâm để đảm bảo hệ thống luôn bền bỉ, hoạt động tốt.
Mục đích sử dụng:
Dựa trên mục đích sử dụng cụ thể như chuyển tải vật liệu nặng/nhẹ, môi trường làm việc ẩm ướt/hóa chất, có độ dốc cao/thoải, vận chuyển vật liệu bột/rời/liền,… để có thể lựa chọn hệ thống băng tải tốt nhất.
Có thể nói băng tải cao su là một trong số những sản phẩm nổi bật nhất trên thị trường hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt và sử dụng thiết bị này thì hãy liên hệ ngay với HD Nhật Anh để được tư vấn, gợi ý lựa chọn mẫu mã phù hợp nhất với từng ngành nghề từ hôm nay.